26 tháng 3, 2011

Luyện tập cho người bị bệnh thấp khớp

Luyện tập nhiều hơn để giảm đau và cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn? Điều này dường như thật khó đối với chứng thấp khớp nhưng sự thực đúng là vậy. Chính sự thiếu vận động sẽ làm giảm sự linh hoạt

Chọn những bài tập Aerobic nhẹ

Những bài tập này sẽ làm tăng sức chịu đựng và sức mạnh của hệ xương và cũng làm mạnh thêm các cơ chân. Các bài tập Aerobic nhẹ là leo cầu thang, đi bộ, nhảy.

Thực hiện: bắt đầu bằng cách luyện tập vài phúc mỗi ngày, tăng dần thời lượng theo sức chịu đựng của cơ thể cho tới khi đạt 30-60 phút/ngày, thực hiện vào các ngày trong tuần.



Bơi lội

Bơi lội là một trong những cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho tất cả các khớp cũng như bảo vệ lưng mà hoàn toàn không gây áp lực lên các khớp.

Thực hiện: Bắt đầu một cách từ từ với chỉ vài phút dưới bể bơi nước ấm. Dùng một miếng kickboard (một loại đồ chơi đi bơi giống miếng ván) khi bạn bắt đầu và dùng nó để di chuyển dưới nước. Phấn đấu dần dần để có thể bơi 30 phút mỗi lần.

Isometric ngực

Bài tập này là một cách khác để tạo cơ bắp.

Thực hiện: Để 2 tay ngang ngực, 2 lòng bàn tay áp vào nhau chặt nhất có thể. Giữ trong 5 giây rồi để nghỉ 5 giây. Thực hiện như vậy 5 lần. Khi đã quen thì có thể kéo dài thời gian áp chặt tay vào nhau lên 10-15 giây, nghỉ 5 giây rồi lại áp chặt tay 10-15 giây… Nếu bài tập này làm đau khớp thì hãy hỏi nhà vật lý trị liệu để có một bài tập ngực khác phù hợp hơn.

Isometric duỗi vai

Thực hiện: Đứng thẳng, lưng dựa vào tường và tay để sang 2 bên. Cùi tay thẳng, áp lòng bàn tay vào tường. Giữ như vậy trong 5 giầy rồi nghỉ. Thực hiện như vậy 10 lần.  

Bài tập cho đùi
Bài tập này giúp tăng cường cơ ở bắp đùi và tập trung vào đầu gối.

Thực hiện: Ngồi trên sàn nhà hay giường với 1 chân thẳng và 1 chân co. Căng cơ của chân để thẳng hết mức có thể. Giữ cơ đùi thật chặt và đến đến 6. Thư giãn và lặp lại. Đổi chân. Dần dần tăng cường độ với thời lượng căng cơ lên 10-15 giây, thực hiện 2 lần ngày với mỗi chân.
Bài tập căng cơ để tăng độ mềm dẻo

Sự kéo căng thường xuyên là cách quan trọng để tăng cường sự linh hoạt và hồi phục sự vận động của các khớp. Để giảm đau, tắm nước nóng hoặc ấm trước và sau bài tập. Cũng có thể đi bộ 10 phút trước khi tập căng cơ để giảm nguy cơ chấn thương. Giữ căng trong 30 giây trong giới hạn cơ thể cho phép.

Chú ý: có thể dùng khăn tắm để nối giữa 2 tay nếu cảm thấy việc nắm 2 tay với nhau khó khăn.

Co duỗi ngón tay

Thực hiện: đưa tay ra phía trước, song song với vai, nắm chặt tay và rồi mở rộng các ngón tay hết mức có thể. Lặp lại bài tập với cường độ tăng dần lên tới 20 động tác/lần. Thực hiện 2 lần/ngày.

Duy trì sự linh hoạt của cổ tay

Bài tập này cần 1 chiếc bàn/ghế. Người tập ngồi cạnh bàn/ghế, tay phải để lên bàn (chỉ từ phần khuỷu tay), tay trái cầm các ngón tay phải kéo nhẹ về đằng sau. Thực hiện thật chậm dãi cho đến khi cảm thấy bắt đầu đau thì thôi. Đổi tay. Mục tiêu là thực hiện được 20 lần cho cả 2 tay. Thực hiện bài tập 2 lần/ngày.
Bài tập cho khuỷu tay
Thực hiện: tay để thẳng, song song với sàn nhà, ngửa bàn tay lên. Dùng tay còn lại kéo bàn tay kia về phái sau, hướng lòng bàn tay về phía sàn nhà. Giữ trong 30 giây. Đổi tay.

Xoay hông

Thực hiện:  Ngồi trên sàn nhà hoặc giường với chân duỗi thẳng, quay 2 cổ chân vào nhau, giữ trong 5 giây rồi quay 2 cổ chân ra ngoài, giữ trong 5 giây. Lặp lại. Tăng dần cường độ lên 10 giây và thực hiện 20 động tác/lần, 2 lần/ngày.

Đôi chân linh hoạt

Thực hiện: Mặt hướng vào tường, lòng bàn tay áp vào tường, 1 chân đặt lên gần tường, chân sau duỗi căng. Làm động tác đẩy tường. Giữ trong 30 giây. Thực hiện 3 lần rồi đổi chân.


Lưu ý:

- Tránh các bài tập nặng như chạy, đi bộ nhanh hay chơi tennis trên nền cứng vì có thể làm gia tăng áp lực quá mức lên các khớp. Tập tạ cũng không phải là hình thức luyện tập tốt nhất đối với những người bị thấp khớp.

- Cân bằng giữa nghỉ ngơi và luyện tập: Mệt mỏi là hiện tượng phổ biến ở người thấp khớp vì thế cần biết cân bằng giữa nghỉ ngơi và luyện tập. Những phút giây nghỉ ngơi ngắn giữa các bài tập sẽ giúp giảm viêm, đau và mệt mỏi. Điều này không có nghĩa là nghỉ ngơi trên giường trừ khi bác sĩ yêu cầu. Quá ít vận động cũng làm yếu cơ và làm tình trạng đau nhức cơ khớp tăng thêm.

- Nên trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn về vai trò của người hướng dẫn (các nhà vật lý trị liệu) bởi với người hướng dẫn chuyên nghiệp, hiệu quả bài tập sẽ tăng lên và tránh được chấn thương.

__________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



 
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

25 tháng 3, 2011

Chữa đau vai nhờ luyện tập

Đau khớp vai có thể chữa bằng luyện tập.
Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, thực hiện vật lý trị liệu bài bản cũng có thể chữa lành tổn thương cơ xoay ở vai hiệu quả như phẫu thuật.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân bị hội chứng tổn thương cơ xoay đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật, mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục về tính tối ưu của nó, tiến sĩ Jens Peder Haahr, Bệnh viện Herning, cho biết.
Trong thực tế, hội chứng này có thể chữa khỏi mà không gây đau đớn nhờ liệu pháp vật lý trị liệu. Haahr và cộng sự đã so sánh tác dụng của việc luyện tập bài bản với phẫu thuật ở gần 90 bệnh nhân bị đau khớp vai. Sau 1 năm theo dõi, 41 người đã được điều trị bằng phẫu thuật và 43 người kiên trì luyện tập.
"Kết quả cho thấy bệnh tình của cả hai nhóm bệnh nhân đều cải thiện như nhau", Haahr ghi nhận. Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về chức năng của vai và cảm giác đau sau khi điều trị. Tuy nhiên, trước khi đưa ra khuyến cáo trường hợp nào nên phẫu thuật và luyện tập, nhóm nghiên cứu cần tiếp tục tìm hiểu vấn đề rộng hơn.

____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

24 tháng 3, 2011

8 bước tăng cường sức sống


Đạp xe để dẻo dai hơn
Bạn sẽ ngủ ngon hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn, tràn đầy sức sống khi ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn.

Đây là những điều cần thiết, giúp bạn có được sức khỏe và sự dẻo dai như mong muốn. Hãy cố gắng thực hiện thường xuyên và đều đặn.
Bước 1: Kéo giãn cơ bắp Theo nhiều nghiên cứu, nếu phụ nữ mắc bệnh khó ngủ, kéo giãn cơ bắp thường xuyên sẽ giúp giảm 60% thói quen dùng thuốc ngủ. Cách này giúp giảm 30% tình trạng khó ngủ. Thực hiện 4lần/tuần là cần thiết cho việc ngủ ngon.
Bước 2: Ăn bữa sáng có nhiều chất xơ
Bữa ăn sáng giúp duy trì năng lượng trong cơ thể. Bổ sung chất xơ vào buổi sáng giúp giảm 10% mệt mỏi. Chất này có tác dụng hấp thụ mỡ thừa, giúp cơ thể loại bỏ acid béo. Mỗi sáng, bổ sung 6-12g chất xơ từ các loại ngũ cốc, bánh mì và trái cây.
Bước 3: Uống đủ nước
Sự mất nước khiến cơ thể của bạn bảo tồn năng lượng bằng cách giảm sự lưu thông của máu. Khi quá trình này xảy ra, cơ bắp của bạn bị lấy bớt oxy, dẫn đến mệt mỏi. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 lít hoặc 8 cốc nước.
Bước 4: Cây bạc hà
Một số nghiên cứu cho thấy, mùi thơm bạc hà gúp giảm 15% mệt mỏi và tăng sự tỉnh táo lên đến 30%. Hít một hơi dầu bạc hà, uống trà hoặc ăn kẹo bạc hà sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.
Bước 5: Dùng thức ăn giàu chất sắt
Chất sắt là một trong những chất khoáng quan trọng, giúp tránh sự mệt mỏi. Thiếu chúng, bạn sẽ thấy uể oải. Trong 100g thịt bò nước chứa 4,7mg. 1 quả trứng chứa 1mg. 20 quả hạnh nhân có 1,3mg. Nhu cầu về chất sắt của mỗi người là 12-16mg/ngày. Ngoài ra, bạn nên uống một ly nước cam trong khi ăn. Khi ấy, lượng vitamin C trong nước cam sẽ có phản ứng với các phân tử sắt, giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng hơn.
Bước 6: Bổ sung vitamin B
Ngoài giải tỏa stress, các vitamin nhóm B như B1, B3 và B6 còn giúp cơ thể biến đổi, chuyển hóa năng lượng. Thiếu vitamin B, bạn sẽ thấy triệu chứng mệt mỏi thần kinh niên. Mỗi ngày, cần cung cấp cho cơ thể 0,8mg vitamin B1, 10-14mg vitamin B3 và 0,8-1,4mg vitamin B6. Các loại thức ăn có nhiều vitamin B gồm rau cải, bánh mì, ngũ cốc, thịt nạc, sản phẩm từ bơ sữa, các loại đậu...
Bước 7: Tập thể dục
Đây là cách phòng tránh các bệnh tiểu đường, tim và loãng xương . Ngoài ra, tập thể dục còn là cách hiệu quả để tăng cường sức sống, dẻo dai, minh mẫn... Người tập thể dục đều đặn thường dễ ngủ sâu hơn những người khác. Tập thể dục 4 lần/30phút/tuần.
Bước 8: Ngủ đủ
Nếu bớt đi 4 giờ ngủ hàng đêm, trong tuần, bạn sẽ thấy cơ thể như già đi 20 năm. Nhu cầu mỗi người khác nhau, nhưng 8 tiếng/ngày là cần thiết. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim.
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

23 tháng 3, 2011

Đau lưng, châm cứu hiệu quả hơn

Nếu đau lưng, hãy nghĩ tới những cây kim. Bởi các chuyên gia phát hiện ra rằng liệu pháp đông y này điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào. Phải đến 85% chúng ta đã từng có cảm giác đau nhói một vài lần nào đó. Chỉ riêng tại Anh, đau lưng tiêu tốn khoảng 500 triệu bảng (tương đương với khoảng 750 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.

Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.

Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.

Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 - 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.

Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn” khi so với phương pháp thông thường.

Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.

______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

22 tháng 3, 2011

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng bệnh thần kinh toạ

Bệnh nhân sẽ hết đau sau điều trị; phục hồi hoàn toàn khả năng vận động thể lực và tầm vận động của cột sống lưng, khớp háng, và chân; nắm được một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Các phương pháp trị liệu

- Nằm nghỉ tại giường ở tư thế thoải mái nhất, có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với khớp háng gấp 450 và một chiếc gối đặt dưới đầu gối. Tư thế này có tác dụng giảm đau do giảm sự đè ép, thư giãn cơ vùng thắt lưng, giảm co rút co thắt cơ
- Chườm lạnh: Vào vùng thắt lưng nếu muốn, tuy nhiên có những bệnh nhân chườm lạnh gây đau tăng lên.
- Chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại: Thường hay được áp dụng hơn chườm lạnh, nó có tác dụng giãn cơ, ức chế cảm giác đau, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết tại chỗ.
- Điện trị liệu: Bao gồm điện phân và điện xung có tác dụng tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá tại các mô, thư giãn cơ, khớp sâu có tác dụng giảm đau ngoài ra còn đưa một lượng nhỏ thuốc chống viêm giảm đau trực tiếp vào chỗ tổn thương đạt hiệu quả tương đương với đường uống hay tiêm mà ít gây tác dụng phụ hay gặp của thuốc này.
- Các kỹ thuật xoa bóp: Xoa bóp vùng thắt lưng và chân bị bệnh. Thông qua hiệu quả phản xạ và cơ học, xoa bóp có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết, tạo ra hàng loạt các kích thích có tác dụng điều chỉnh hoạt động của cơ thể, điều hoà quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau.
- Kéo dãn cột sống: Kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay hay bằng máy kéo dãn, kỹ thuật bằng tay chỉ có tác dụng trong đau vùng thắt lưng cấp còn kéo dãn bằng máy hiệu quả tốt hơn vì thường đạt được thời gian mong muốn tối thiểu là 20 phút. Người ta đã tính được với lực kéo được chỉ định có thể kéo dãn khớp liên đốt sống rộng ra 2mm làm giảm áp lực nội khớp đồng thời làm căng hệ thống dây chằng quanh khớp đặc biệt là dây chằng dọc sau kéo, đẩy nhân nhầy bị lồi trở về vị trí bình thường.
- Thuỷ tri liệu: Là một phương pháp rất có giá trị trong điều trị các bệnh xương khớp nói chung và bệnh đau thần kinh toạ nói riêng, thông qua tác dụng của nhiệt, tác dụng đè ép của nước, có thể kết hợp với bồn xoáy tạo dòng xoáy được ví như xoa bóp dưới nước để điều trị các rối loạn do bệnh gây ra và đồng thời giúp cho bệnh nhân dễ dàng vận động thực hiện các bài tập mà bình thường không thể làm được.
- Khoáng trị liệu: Là điều trị bằng nước khoáng và bùn khoáng, ngoài tác dụng của thủy trị liệu nói trên còn có vai trò hết sức quan trọng của khoáng chất. Dựa vào thành phần khoáng chất có trong nước khoáng, bùn khoáng, người ta chia thành nhiều loại khác nhau và chúng có tác dụng khác nhau. Đối với các bệnh khớp và đau thần kinh tọa thì nước khoáng sunfit có hiệu quả nhất, ngoài ra nước khoáng radon, silic cũng có tác dụng.
- Áo, nẹp trợ giúp: Chỉ áp dụng trong trường hợp cơ khớp bị teo yếu hay tổn thương nặng, áo nẹp có tác dụng tăng khả năng độc lập khi đi lại và thực hiện các hoạt động khác.
- Các bài tập: Mục đích để tăng cường sức mạnh cơ và điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thắt lưng, vùng đùi và vùng bụng, các cơ này sẽ trợ giúp giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn. 


Xoay từng chân:

1)Nằm ngửa trên sàn nhà hai tay đặt sau gáy hai chân duỗi thẳng.
2) Gập gối và háng chân phải tối đa về phía bụng.
3) Nghiêng mặt sang phải còn xoay dầu gối và chân phải sang trái giữ ở tư thế đó đếm từ 1 đến 10.
4) Đưa chân về tư thế ban đầu rồi làm giống như vậy với chân trái , lần lượt hai chân mỗi bên 10 lần.


Xoay hai chân:

1) Nằm ngửa trên sàn nhà hai tay đặt sau gáy hai chân duỗi thẳng.
2) Gập gối và háng hai chân tối đa về phía bụng.
3) Nghiêng mặt sang phải còn xoay dầu gối và hai chân sang trái giữ ở tư thế đó đếm từ 1 đến 10.
4) Nghiêng mặt sang trái còn xoay dầu gối và hai chân sang phải giữ ở tư thế đó đếm từ 1 đến 10.
5) Đưa hai chân về tư thế ban đầu

Nâng từng chân lên một:


1) Nằm ngửa trên sàn hai tay đặt sau gáy, gối trái gập, bàn chân trái đặt sát nền.
2) Chậm rãi nâng chân phải lên đến khi cao nhất có thể.
3) Đếm từ 1 đến 5.
4) Làm như vậy với chân phải và lần lượt mỗi chân làm từ 5 đến 10 lần.

Nghiêng khung chậu:


1) Nằm ngửa trên nền nhà, gập gối, bàn chân đặt trên nền nhà.
2) Gồng cơ mông lên đếm từ 1 đến 5.
3) Thả lỏng cơ mông. Làm nhắc lại từ 5 đến 10 lần, khi làm phải chắc chắn vùng thắt lưng phải áp sát xuống nền nhà.

Nằm nhỏm dậy:


1) Nằm ngửa trên nền nhà, gập gối, bàn chân đặt sát nền, tay để trên ngực.
2) Chậm rãi nâng đầu và cổ lên trên cao hơn ngực.
3) Duỗi tay và đặt vào hai đầu gối.
4) Giữ và đếm từ 1 đến 5.
5) Từ từ trở về vị trí ban đầu.
6) làm nhắc lại từ 5 đến 10 lần.

Nâng đầu gối về gần cằm:
1) Nằm ngửa trên sàn nhà, gối gập, hai bàn chân đặt sát nền nhà.
2) Nhấc hai đầu gối lên và từ từ đưa lên về phía ngực.
3) Vòng hai tay lại ôm lấy hai đầu gối và kéo hai đầu gối sát vào ngực.
4) Đưa chân về vị trí ban đầu.
5) Làm nhắc lại 5 – 10 lần.

Nằm nghiêng:


1)Nằm nghiêng sang bên phải, tay phải đặt dưới đầu, tai trái đặt sau hông, chân duỗi thẳng.
2) Dạng chân tối đa giữ ở tư thế đó và đếm từ 1 đến 10.
3) Đưa chân về vị trí ban đầu. Làm lại như vậy với chân trái và nhắc lại lần lượt mỗi bên từ 5 đến 10 lần

Quỳ hai điểm:


1) Quỳ trên hai đầu gối, mông đặt trên hai gót, hai bàn tay giữ hai bên hông.
2) Duỗi khớp háng để đùi và thân thẳng.
3) Xoay mình tối đa sang phải rồi ngồi xuống sao cho mông bên phải đặt vào gót chân bên trái, đếm từ 1 đến 10.
4) Trở về vị trí ban đầu và làm lại với xoay mình tối đa sang trái, lần lượt mỗi bên từ 5 đến 10 lần.

Quỳ bốn điểm:


1) Quỳ trên hai cánh tay duỗi thẳng và hai đầu gối, hai gối mở rộng bằng vai.
2) Nhấc một chân lên khỏi mặt giường, gấp háng, đầu gối và đưa lên phía đầu trong khi đầu cúi xuống về phía đầu gối.
3) Ngửa đầu ra sau đồng thời duỗi chân đưa ra sau lên trên sao cho khớp gối duỗi.
4) Trở về vị trí ban đầu sau đó làm lại với chân bên kia như vậy, mỗi chân làm từ 5 đến 10 lần.

Đứng:
1) Đứng thẳng hai tay đặt sau hông, hai chân mở rộng bằng vai.
2) Từ từ ưỡn người ra sau khi đạt được tối đa đếm từ 1 đến 3 sau đó trở về tư thế ban đầu.

Những lưu ý

- Tập có thể ngay từ ngày đầu tiên bị đau
- Không nhất thiết phải tập đủ 10 bài tập một lần, bài nào đau thì dừng lại chưa tập
- Không tập nếu thấy đau tăng lên
- Bắt đầu chậm và tăng dần số lần nhắc lại của mỗi bài tập
- Tập hàng ngày ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và tối

Đánh giá kết quả
- Bệnh nhân hết đau vùng thắt lưng chân, có thể đi lại dễ dàng, di chuyển ở các tư thế khác nhau mà không đau không khó chịu, trở lại với công việc.
- Bệnh nhân phục hồi khả năng vận động, tầm vận động của thắt lưng, khớp háng và chân bên bệnh bình thường, vận động tự do, đi lên xuống cầu thang dễ dàng.
- Bệnh nhân tự chăm sóc bản thân, có thể tự thực hiện được các hoạt động chăm sóc sức khoẻ hàng ngày như vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo, và các công việc nội trợ khác.


_______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

21 tháng 3, 2011

Làm gì nếu bị vẹo cổ lúc ngủ dậy?

Một sáng nào đó khi thức dậy, bạn chợt phát hiện cổ mình bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Sự đau nhức càng tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cho cổ phải nghiêng về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau. Nếu có những biểu hiện đó, rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh vẹo cổ mà y học cổ truyền thường gọi là lạc chẩm hay thất chẩm.

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm. Khi lâm vào tình trạng khó chịu này, trước tiên bạn phải hết sức bình tĩnh và sau đó lần lượt tiến hành các thao tác sau đây:

Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ: trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa thêm một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu.

Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai: để xác định được các điểm đau nhiều (áp thống điểm). Sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút. Chú ý mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong năm giây, nghỉ hai giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành chừng 3 – 4 lần như vậy là được. Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.

Dùng ngón tay trỏ hoặc đầu bút bi (không phải đầu nhọn): day ấn huyệt lạc chẩm trong vài phút, mỗi ngày kiên trì day ấn vài lần. Vị trí huyệt lạc chẩm là ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay 2 và 3, trên khớp xương bàn – ngón khoảng 0,5 thốn (một thốn ở người trưởng thành là từ 2 – 2,2cm). Khi ấn có cảm giác đau tức nhất.

Huyệt vị này còn có tên gọi là hạn cường, hay kỳ huyệt, có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay... Vì là huyệt hết sức hữu hiệu trong trị liệu chứng vẹo cổ nên được gọi là huyệt lạc chẩm. Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5 – 1 thốn, tại chỗ thường có cảm giác căng tức, có khi cảm thấy như bị điện giật lan tới mút ngón tay.

Nói chung, bạn chỉ cần áp dụng thủ pháp trị liệu như trên chừng 3 – 4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ hoặc ít nhất cũng giúp cho bệnh trạng thuyên giảm nhiều. Nếu hiệu quả không rõ rệt thì cần đi khám để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.

______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

20 tháng 3, 2011

Liệu pháp laser giúp giảm đau cổ

Việc chữa trị bằng tia laser cường độ thấp có thể giúp ích cho những người bị đau cổ mãn tính, một loại bệnh tương đối phổ biến.

Theo hãng tin AFP, các chuyên gia thuộc Đại học Sydney (Úc) đã xem xét kết quả của 16 cuộc thử nghiệm chiếu laser cường độ thấp trên 820 bệnh nhân.

Trong 5 cuộc thử nghiệm, bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp này có cơ may giảm đau cổ cao hơn 4 lần so với nhóm sử dụng giả dược. Trong 11 cuộc thử nghiệm còn lại, bệnh nhân được chiếu laser cho biết tình trạng đau giảm 20 điểm trên thang 100 điểm. Và quá trình giảm đau vẫn tiếp tục đến 22 tuần lễ. 


_____________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



Đọc tiếp →
Đọc tiếp →